Cuộc xâm lược lần thứ nhất (1592–1593) Chiến_tranh_Nhật_Bản-Triều_Tiên_(1592-1598)

Cuộc xâm lược đầu tiên của Nhật Bản[83]
Cánh quân thứ nhấtKonishi Yukinaga7.000
Sō Yoshitoshi5.000
Matsuura Shigenobu3.000
Arima Harunobu2.000
Ōmura Yoshiaki (ja)2.000
Gotō Sumiharu70018.700
Cánh quân thứ 2Katō Kiyomasa10.000
Nabeshima Naoshige12.000
Sagara Yorifusa (ja)80022.800
Cánh quân thứ 3Kuroda Nagamasa5.000
Ōtomo Yoshimasa6.00011.000
Cánh quân thứ 4Shimazu Yoshihiro10.000
Mōri Yoshimasa (ja)2.000
Takahashi Mototane (ja), Akizuki Tanenaga, Itō Suketaka (ja), Shimazu Tadatoyo[84]2.00014.000
Cánh quân thứ 5Fukushima Masanori4.800
Toda Katsutaka3.900
Chōsokabe Motochika3.000
Ikoma Chikamasa5.500
Ikushima (Kurushima Michifusa)?700
Hachisuka Iemasa (ja)7.20025.000 (nguyên văn)
Cánh quân thứ 6Kobayakawa Takakage10.000
Kobayakawa Hidekane, Tachibana Muneshige, Tachibana Naotsugu (ja), Tsukushi Hirokado, Ankokuji Ekei5.70015.700
Cánh quân thứ 7Mōri Terumoto30.00030.000
Tổng số137.200
Quân dự bị (Cánh quân thứ 8)Ukita Hideie (đảo Tsushima)10.000
(Cánh quân thứ 9)Toyotomi Hidekatsu (ja)Hosokawa Tadaoki (ja) (đảo Iki)11.50022.500
Tổng số158.700
Hải quânKuki Yoshitaka, Wakisaka Yasuharu, Katō Yoshiaki, Otani Yoshitsugu9.000
Tổng số167.700
Lực lượng đóng tại NagoyaIeyasu, Uesugi, Gamō, và những người khác75.000
Tổng cộng234.700

Những cuộc tấn công đầu tiên

Phủ Sơn và trấn Đa Đại

Ngày 23 tháng 5, 1592, Cánh quân thứ nhất gồm 7.000 lính do Konishi Yukinaga chỉ huy[85] rời Đối Mã vào buổi sáng, và đến thành phố cảng Phủ Sơn vào buổi tối.[86] Thám báo của hải quân Triều Tiên đã phát hiện được hạm đội Nhật Bản, nhưng Nguyên Quân (元均), Thủy quân Hữu đạo của Khánh Thượng, tưởng lầm hạm đội đó là thuyền buôn.[87] Báo cáo sau đó về sự xuất hiện của thêm 100 tàu Nhật nữa làm tăng mối nghi ngờ của ông, nhưng vị tướng này không ra lệnh gì.[87] Sō Yoshitoshi xuống bờ biển Phủ Sơn một mình để yêu cầu lần cuối với người Triều Tiên để đoàn tàu Nhật đến Trung Quốc một cách an toàn; người Triều Tiên từ chối, và Sō Yoshitoshi bao vây thành phố trong khi Konishi Yukinaga tấn công trấn Đa Đại gần đó sáng hôm sau.[86] Ghi chép của Nhật Bản khẳng định rằng trận chiến này là một sự hủy diệt hoàn toàn với người Triều Tiên (một tài liệu khẳng định có 8.500 quân bị giết, trong khi sách khác nói rằng lên đến 30.000), trong khi ghi chép của Triều Tiên khẳng định người Nhật thiệt hại nặng trước khi chiếm được thành phố.[88]

Đông Lai

"Dongnaebu Sunjeoldo", tranh vẽ Triều Tiên năm 1760 miêu tả Trận Dongnae.

Sáng này 25 tháng 5, 1592, cánh quân thứ nhất đến ấp thành Đông Lai.[88] Cuộc chiến diễn ra trong vòng 12 tiếng, 3.000 lính bị giết, và kết thúc với thắng lợi của Nhật Bản.[89] Một truyền thuyết phổ biến, miêu tả vị tướng giữ thành, Song Sanghyŏn. Khi Konishi Yukinaga lại yêu cầu một lần nữa, trước trận đánh, rằng người Triều Tiên để người Nhật đi qua bán đảo, viên trấn thành đáp, "Ta chết thì dễ, nhưng ngươi qua thì khó đấy."[89] Thậm chí khi quân Nhật đã đến gần vị trí chỉ huy của ông, Song vẫn ngồi yên với thái độ đường hoàng.[89] Và khi quân Nhật cắt đứt tay phải giữ quyền trượng chỉ huy, Song dùng tay trái nhặt cây gậy lên, khi tay trái bị chặt đứt, ông nhặt gậy lên bằng miệng, lần này, ông bị giết bởi cú chém thứ ba.[89]

Người Nhật, ấn tượng vì sự ngoan cường của Song, chôn cất thi hài ông với nghi lễ trang trọng.[89] Song Sang-hyeon đã trở thành một huyền thoại tại Triều Tiên. Trên ngôi mộ của ông có một tượng đài bằng gỗ và hai chữ "trung thành", và trong đền thờ Chungnyolsa ở chân đồi trong thành Đông Lai, nơi ông được vinh danh cùng với Chong Pal và Yun Heung-sin, có một bức tranh vẽ ông bình thản ngồi trên ghế của mình khi quân Nhật Bản tiền sát tới đài chỉ huy của ông.

Đánh chiếm đạo Khánh Thượng

Cánh quân thứ hai của Katō Kiyomasa đổ bộ xuống Phủ Sơn ngày 27 tháng 5, và cánh thứ ba của Kuroda Nagamasa, phía Tây Nakdong, ngày 28 tháng 5.[90] Cánh thứ hai chiếm thành phố bị bỏ trống Tongdo ngày 28 tháng 5, và Khánh Châu ngày 30 tháng 5.[90] Cánh thứ ba, khi đổ bộ, chiếm thành Kim Hải gần đó bằng hỏa lực mạnh trong khi dựng các dốc thoải bằng cây để trèo lên tưởng thành.[91] Cho đến ngày 3 tháng 6, cánh quân thứ 3 chiếm được Vân Sơn, Xương Ninh, Hyonpung, và Thượng Châu.[91] Trong khi đó, cánh thứ nhất của Konishi Yukinaga tiến qua sơn thành Lương Sơn (bị chiếm trong đêm diễn ra trận Đông Lai, lính thủ thành bỏ chạy khi đội quân trinh sát của Nhật bắn súng hỏa mai), và chiếm thành Mật Dương trưa ngày 26 tháng 5.[92] Cánh thứ nhất chiếm được thành Cheongdo vài ngày sau đó, và thiêu hủy thành phố Đại Khâu.[92] Cho đến ngày 3 tháng 6, cánh thứ nhất vượt sông Lạc Đông, và dừng lại ở núi Sonsan.[92]

Triều Tiên phản kích

Khi nhận được tin về cuộc tấn công của người Nhật, triều đình Triều Tiên bổ nhiệm Tướng Lý Dật (李鎰) làm tướng trấn giữ biên giới, như chính sách đã định.[93] Lý Dật tiến đến Myongyong gần đầu con đèo chiến lược quan trọng Choryong để tập hợp quân đội, nhưng ông phải đi xa hơn về phía Nam để gặp được đội quân tập hợp tại thành Đại Khâu.[92] Ở đó, Lý Dật lệnh cho toàn quân lùi về Thượng Châu, trừ những người sống sót sau trận Đông Lai làm đạo quân hập tập tại đèo Choryong.[92]

Trận Thượng Châu

Bài chi tiết: Trận Thượng Châu

Ngày 25 tháng 4,[94] Lý Dật triển khai gần 1.000 quân trên hai con đồi nhỏ để đương đầu với cánh quân thứ nhất của Nhật.[95] Đoán rằng khói bốc lên là từ những tòa nhà bốc cháy gần quân Nhật, Lý Dật cử một võ quan đi trinh thám; tuy vậy, khi đến gần cầu, người này bị lính hỏa mai của quân Nhật phục kích từ bên dưới cầu, và bị chặt đầu.[95] Quân Triều Tiên, thấy viên sĩ quan tử trận mất sĩ khí nghiêm trọng.[95] Ngay sau đó, người Nhật khởi đầu trận đánh bằng một loạt súng hỏa mai; người Triều Tiên đáp lại bằng cung tên, nhưng không bắn tới được mục tiêu.[95] Quân Nhật, đã được chia thành ba đường, tấn công hàng ngũ quân Triều Tiên từ cả chính diện và hai cánh; trận đánh kết thúc với sụ rút lui của Lý Dật và quân Triều Tiên thương vong 700 người.[95]

Trận Trung Châu

Bài chi tiết: Trận Trung Châu

Lý Dật sau đó lên kế hoạch sử dụng đèo Choryong, con đường duy nhất qua đầu mút phía Tây của dãy Tiểu Bạch để chặn bước tiến của quân Nhật.[95] Tuy vậy, một vị tướng khác, Thân Lạp (申砬), được triều đình Triểu Tiên bổ nhiệm đã đến khu vực đó với một đội kỵ binh, và chuyển 8.000 binh lính hỗn hợp tới Trung Châu, nằm ở trên đèo Choryong.[96] Thân Lạp sau đó muốn đánh trận ở nơi quang đãng, nơi ông thấy lý tưởng cho việc triển khai đơn vị kỵ binh của mình, và điều đơn vị của mình đến các cánh đồng rộng ở Tangeumdae.[96] Vị tướng này sợ rằng, vì kỵ binh bao gồm phần lớn là tân binh, binh lính sẽ dễ dàng chạy trốn khỏi trận đánh,[97] ông thấy cần phải chặn quân mình lại trong một vùng hình tam giác tạo thành bởi sự hợp lưu giữa hai con sông Thán XuyênHán theo hình chữ "Y".[96] Tuy vậy, cánh đồng này có nhiều cánh đồng trồng lúa ngập nước, và không thích hợp cho kỵ binh.[96]

Ngày 5 tháng 6, 1592 Cánh quân thứ nhất gồm 18.000 lính[97] do Konishi Yukinaga chỉ huy rời Sangju, và tiến đến tòa thành bị bỏ hoang ở Văn Khánh vào ban đêm.[98] Ngày hôm sau, cánh thứ nhất đến Tangumdae vào đầu buổi trưa, ở đây họ gặp một đơn vị kỵ binh Triều Tiên trong Trận Trung Châu. Konishi chia quân mình thành 3 đường, và tấn công với súng hỏa mai từ cả hai cánh và chính diện.[98] Cung tên Triều Tiên không bắn được tới lính Nhật, và Thân Lạp dẫn đầu hai cuộc tấn công vào hàng ngũ quân Nhật nhưng đều thất bại. Thân Lạp sau đó nhảy xuống sông tự sát, và quân Triều Tiên cố vượt sông chạy trốn đều bị nhấn chìm, hay bị chặt đầu khi quân Nhật truy kích.[98]

Chiếm kinh đô Hán Thành

Cánh thứ hai do Katō Kiyomasa chỉ huy đến Trung Châu, với cánh thứ ba không xa ở đằng sau.[99] Ở đó, Katō thể hiện sự giận dữ của mình với Konishi vì không đợi tại Phủ Sơn như kế hoạch, và cố giành mọi vinh quang về phần mình; sau đó Nabeshima Naoshige để xuất một thỏa ước sẽ chia quân Nhật làm hai đạo, tiến theo hai đường khác nhau đến Hán Thành (thủ đô và ngày nay là Seoul), và cho phép Katō Kiyomasa chọn con đường mà cánh thứ hai sẽ đi để đến Seoul.[99] Hai cánh quân bắt đầu chạy đua để chiếm được Hán Thành ngày 8 tháng 6, và Katō lấy con đường ngắn hơn qua sông Hán trong khi Konishi đi xa hơn lên thượng nguồn nơi con nước nhỏ ít cản trở hơn.[99] Konishi đến Hán Thành trước vào ngày 10 tháng 6 trong khi cánh quân thứ hai phải dừng lại vì không có thuyền để qua sông.[99] Cánh quân thứ nhất thấy tòa thành không được phòng bị với các cổng khóa chặt, vì vua Tuyên Tổ đã bỏ chạy từ ngày trước đó.[100] Quân Nhật phá một cửa cống nhỏ, nằm trên tường thành, và mở cổng kinh đô từ bên trong.[100] Cánh quân thứ hai của Katō tới kinh đô ngày hôm sau (phải đi theo cùng con đường với cánh quân thứ nhất), và cánh quân thứ ba và thứ tư ngày hôm sau nữa.[100] Trong khi đó, cánh thứ 6,7 và 8 đã đổ bộ xuống Busan, với cánh quân thứ 9 làm dự bị trên đảo Iki.[100]

Một phần của Hán Thành đã bị cướp phá và đốt cháy (ví dụ như nơi giữ ghi chép về nô lệ và kho vũ khí), và người dân bỏ hoang.[100] Tướng Kim Myong-won, có nhiệm vụ phòng ngự dọc sông Hán, đã rút chạy.[101] Các thần dân của nhà vua lấy đi gia súc từ chuồng của hoàng gia và bỏ chạy trước cả vua, bỏ ông lại dựa trên đám gia súc.[101] Ở mỗi làng, nhà vua bắt gặp thần dân của mình, đứng dọc hai bên đường, than khóc rằng nhà vua đã bỏ rơi họ, và bỏ mặc nghĩa vụ thể hiện lòng kính trọng của mình.[101] Nhiều công trình ở bở phía Nam sông Lâm Tân bị đốt cháy để ngăn quân Nhật có vật liệu để vượt sông, và Tướng Kim Myong-won triển khai 12.000 quân tại 5 điểm dọc con sông.[101]

Chiến dịch của người Nhật ở phía Bắc

Vượt sông Lâm Tân

Khi cánh quân thứ nhất nghỉ lại ở Hán Thành, cánh quân thứ hai bắt đầu tiến lên phía Bắc, chỉ để bị cầm chân tại sông Lâm Tân hai tuần lễ.[101] Người Nhật gửi các thông điệp thân thiện tới người Triều Tiên ở bờ bên kia, yêu cầu được đi qua để đến Trung Quốc, nhưng người Triều Tiên từ chối.[101] Sau đó các chỉ huy quân Nhật rút lính của mình đến Pha Châu an toàn hơn; người Triều Tiên thấy đó là một cuộc rút lui, và phát động tấn công vào lúc bình minh chống lại số quân Nhật còn lại ở bờ Nam sông Lâm Tân.[101] Quân chủ lực Nhật Bản phản kích lại đội quân Triều Tiên bị cô lập, và lấy được thuyền của họ; vào lúc này, Tướng Triều Tiên Kim Myong-won rút quân đến Khai Thành.[102]

Phân bổ quân lực Nhật Bản năm 1592

Với việc Khai Thành bị chiếm ít lâu sau khi Tướng Kim Myong-won rút lui đến Bình Nhưỡng,[102] do đó quân Nhật phân chia mục tiêu của mình: cánh quân thứ nhất sẽ đuổi theo Vua Triều Tiên ở đạo Bình An ở phía Bắc (thành Bình Nhưỡng ở đó); cánh quân thứ hai sẽ tấn công Hàm Hưng ở phía Đông Bắc Triều Tiên; cánh quân thứ sáu tấn công đạo Toàn La ở đầu mút phía Tây Nam của bán đảo; cánh quân thứ tư chiếm đạo Giang Nguyên ở phía Trung Tây bán đảo; và cánh thứ 3, 5, 7 và 8 sẽ lần lượt đóng tại các đạo sau: Hoàng Hải (dưới đạo Bình An), Trung Thanh (dưới đạo Kinh Kỳ); Khánh Thượng (ở phía Đông Nam, nơi người Nhật đổ bộ xuống đầu tiên); và Kinh Kỳ (kinh đô nằm ở đây).[103]

Chiếm Bình Nhưỡng

Cánh quân thứ nhất của Konishi Yukinaga tiến lên phía Bắc chiếm Bình An, Thụy Hưng, Phượng Sơn, Hoàng ChâuTrung Hòa trên đường tiến quân.[104] Tại Trung Hòa, cánh quân thứ ba của Kuroda Nagamasa hội quân với cánh thứ nhất, và tiếp tục tiến Bình Nhưỡng ở phía sau sông Đại Đồng.[104] 10.000 quân Triều Tiên phòng thủ thành phố chống lại 30.000 quân Nhật [105] với nhiều chỉ huy khác nhau bao gồm của các tướng Lý Dật và Kim Myong-won, và việc chuẩn bị phòng thủ của họ đã đảm bảo chắc chắn rằng người Nhật sẽ không có thuyền để vượt sông.[104]

Đêm ngày 22 tháng 7, 1592, quân Triều Tiên im lặng vượt sông và phát động được một cuộc tấn công bất ngờ vào doanh trại quân Nhật.[104] Tuy vậy, việc này làm tỉnh giấc phần còn lại của quân Nhật, họ tấn công vào hậu quân Triều Tiên và tiêu diệt đội quân tiếp viện vượt sông.[106] Sau đó, phần còn lại của quân Triều Tiên rút lui trở về Bình Nhưỡng, và quân Nhật không đuổi theo quân Triều Tiên để tìm xem quân địch đã vượt sông bằng cách nào.[106]

Ngày hôm sau, sử dụng cách mà họ đã quan sát được từ quân Triều Tiên rút chạy, người Nhật bắt đầu điều quân qua bờ bên kia qua điểm cạn của con sông, một cách có hệ thống, và khi đó, người Triều Tiên đã bỏ lại thành phố từ đêm hôm trước.[107] Vào ngày 24 tháng 7, đạo quân thứ nhất và thứ ba tiến vào thành Bình Nhưỡng.[107]

Chiến dịch ở đạo Giang Nguyên

Cánh quân thứ tư dưới sự chỉ huy của Mōri Yoshinari tiến về phía Đông từ kinh đô Hán Thành trong tháng 7, và chiếm các tòa thành dọc bờ biển từ An Biên đến Tam Trắc.[107] Cánh quân này sau đó quay vào trong nội địa chiếm Tinh Thiện, Ninh Việt, và Bình Xương, và đóng quân tại thủ phủ đạo này tại Nguyên Châu.[107] Tại đây Mōri Yoshinari thiết lập sự quản lý dân sự, cấp bậc xã hội một cách có tổ chức theo kiểu Nhật, và kiểm soát việc đo đạc đất đai.[107] Shimazu Yoshihiro, một trong các vị tướng trong cánh quân thứ tư, đến Giang Nguyên muộn, do cuộc nổi loạn Umekita, và kết thúc chiến dịch với việc chiếm Xuân Xuyên.[108]

Chiến dịch ở đạo Hàm KínhMãn Châu

Katō Kiyomasa dẫn hơn 20.000 lính thuộc cánh quân thứ hai, hành quân 10 ngày vượt qua bán đảo đến An Biên, và quét lên phía Bắc dọc bờ biển phía Đông.[108] Trong các thành bị chiếm có Hàm Hưng, thủ phủ đạo Hàm Kính, và ở đây một phần cánh quân thứ hai được dùng để phòng ngự và quản lý dân sự.[109]

10.000 lính còn lại của cánh quân này[105] tiếp tục tiến lên phía Bắc, giao chiến ngày 23 tháng 8 với quân đội phía Nam và Bắc Hàm Cảnh dưới quyền quyền chỉ huy của Yi Yong tại Songjin (ngày nay là Kimchaek).[109] Một đạo kỵ binh Triều Tiên lợi dụng chiến trường mở tại Songjin, và đẩy quân Nhật vào một kho gạo.[109] Ở đây, quân Nhật lấy các đụn gạo làm chường ngại, và dùng súng hỏa mai đẩy lui được đội hình tấn công của quân Triều Tiên.[109] Trong khi quân Triều Tiên dự định tái chiến vào buổi sáng, Katō Kiyomasa phục kích họ vào ban đêm; cánh quân thứ hai hoàn toàn bao vây quân đội Triều Tiên, chỉ chừa một đường mở dẫn đến một đầm lầy.[109] Ở đây, những người chạy thoát bị mắc kẹt và bị tàn sát hết.[109]

Quân Triều Tiên tháo chạy báo động với các đồn khác, cho phép quân Nhật dễ dàng đánh chiếm Cát Châu, Minh Xuyên, và Kính Thành.[109] Cánh quân thứ hai sau đó quay ngược vào trong nội địa qua Phú Ninh đến Hội Ninh nơi các Vương tử Triều Tiên đang trú ẩn.[109] Ngày 30 tháng 8, 1592, cánh quân thứ hai tiến vào Hoeryong, ở đây Katō Kiyomasa tiếp các Hoàng tử Triều Tiên và quan tổng trấn Yu Yong-rip, những người đã bị dân địa phương bắt giữ.[109] Ít lâu sau đó, một nhóm quân lính Triều Tiên giao nộp đầu của một viên tướng Triều Tiên vô danh, và Tướng Han Kuk-ham cột nó vào dây thừng.[109]

Katō Kiyomasa sau đó quyết định tấn công toà thành của người Nữ Chân gần đó dọc sông TumenMãn Châu để thử xem binh lính của mình chiến đấu thế nào với nhũng kẻ "man di", như người Triều Tiên gọi người Nữ Chân ("Orangkae" trong tiếng Triều Tiên và "Orangai" trong tiếng Nhật – chữ tiếng Nhật có nguồn gốc từ từ nguyên và khái niệm như man di từ tiếng Triều Tiên).[110] 3.000 lính Triều Tiên tại Hamgyong cũng tham chiến (cùng với 8.000 quân của Kato), vì người Nữ Chân định kỳ vẫn đột kích họ dọc biên giới.[110] Đội quân liên hợp nhanh chóng chiếm thành, và đóng trại gần biên giới; sau khi quân Triều Tiên trở về nhà, quân Nhật phải chịu những cuộc đột kích đáp trả của người Nữ Chân.[110] Bất chấp đang nắm lợi thế, Katō Kiyomasa rút lui để tránh tổn thất nặng.[110] Vì cuộc xâm lược này, và một phần vì người sáng lập nhà Kim trước kia của người Nữ Chân có tổ tiên là người Triều Tiên, chỉ huy Nữ Chân là Nỗ Nhĩ Cáp Xích đề nghị trợ giúp quân sự cho Triều Tiên và nhà Minh trong chiến tranh. Tuy vậy, lời đề nghị này bị cả hai nước từ chối, đặc biệt là Triều Tiên, nói rằng thật là ô nhục nếu chấp nhận sự giúp đỡ từ những kẻ man di phương Bắc.

Cánh quân thứ hai tiếp tục tiến về phía Đông, đánh chiếm các thành Jongseong, Ổn Thành, Khánh Nguyên, và Khánh Hưng, và cuối cùng đến Sosupo trên cửa sông Đồ Môn.[110] Ở đây, quân Nhật nghỉ ngơi trên bờ biển, ngắm một hòn đảo núi lửa nhô lên từ đường chân trời mà họ ngỡ là núi Phú Sĩ.[110] Sau khi nghỉ ngơi, quân Nhật tiếp tục những nỗ lực trước đó nhằm quan liêu hóa và cai quản tỉnh này, cho phép người Triều Tiên tự mình quản lý 7 thành.[111]

Những trận hải chiến của Lý Thuấn Thần

Đã chiếm được Bình Nhưỡng, quân Nhật lên kế hoạch vượt sông Áp Lục tiến vào lãnh thổ của người Nữ Chân, và sử dụng vùng nước phía Tây bán đảo Triều Tiên để cung cấp cho cuộc xâm lược.[112] Tuy vậy, Lý Thuấn Thần, người giữ chức quan Thủy quân Tả đạo (tương đương với "Đô đốc") của đạo Toàn La (bao phủ vùng biển phía Tây Triều Tiên), tiêu diệt các thuyền chở quân và tiếp vận của Nhật Bản.[112] Do đó, quân Nhật, nay thiếu vũ khí và binh lính để tiếp tục xâm lược Nữ Chân, chuyển mục tiêu của cuộc chiến sang chiếm đóng Triều Tiên.[112]

Khi lính Nhật đổ bộ xuống cảng Phủ Sơn, Park Hong, Thủy quân Tả đạo Khánh Thượng, thiêu hủy toàn bộ hạm đội, căn cứ, vũ khí và hàng dự trữ của mình, rồi tháo chạy.[87] Nguyên Quân (元均), Thủy quân Hữu đạo, cũng thiêu hủy và từ bỏ căn cứ của mình, và chạy đến Cao Dương với chỉ 4 tàu.[87] Cho nên, không có hoạt động hải quân Triều Tiên nào ở quanh đạo Khánh Thượng, và hai đội hải quân còn lại, trong số 4 hạm đội, chỉ tích cực hoạt động ở phía bên kia bán đảo (phía Đông)[87] Nguyên Quân sau đó gửi một bức thư cho Lý Thuấn Thần rằng ông chạy đến Cao Dương sau khi bị quân Nhật vượt trội về quân số đánh bại.[113] Một người đưa tin cử đến gặp Lý Thuấn Thần ở gần đảo Nam Hải truyền lệnh cho ông chuẩn bị chiến tranh, chỉ để thấy nó bị cướp phá và bị cư dân ở đó bỏ hoang.[113] Khi binh lính bí mật tháo chạy, Lý Thuấn Thần ra lệnh "bắt giữ những kẻ bỏ trốn" và chặt đầu hai kẻ bỏ trốn bị bắt lại, rồi bêu đầu thị chúng.[113]

Những trận đánh của Lý Thuấn Thần ảnh hưởng lớn đến cuộc chiến và khiến việc tiếp vận cho quân Nhật trở nên đặc biệt căng thẳng.[114]

Trận Ngọc Phố

Bài chi tiết: Trận Ngọc Phố

Lý Thuấn Thần dựa trên một mạng lưới ngư dân địa phương và thuyền do thám để nhận tin tức về bước đi của kẻ địch.[114] Rạng sáng ngày 13 tháng 6, 1592, Lý Thuấn Thần và Đô đốc Lý Ức Kỳ (李億祺) khởi hành với 24 Bản ốc thuyền, 15 tàu chiến loại nhỏ, và 46 thuyền (ví dụ như thuyền đánh cá), và đến vùng biển đạo Khánh Thượng lúc mặt trời lặn.[114] Ngày hôm sau, hạm đội Toàn La tới địa điểm đã định nơi Nguyên Quân được cho là đã gặp họ và gặp Nguyên vào ngày 15 tháng 6. Đội tàu nhỏ tăng cường có 91 chiếc[115] sau đó bắt đầu đi vòng quanh đảo Cự Tế, tiến đến đảo Gadeok, nhưng tàu do thám Triều Tiên phát hiện 50 tàu Nhật tại cảng Ngọc Phố.[114] Khi nhìn thấy hạm đội Triều Tiên đang tới gần, một số quân Nhật việc chuyển những thứ cướp bóc vào tàu mình, và bắt đầu bỏ trốn.[114] Vào lúc đó, hạm đội Triều Tiên bao vây, và kết liễu chúng bằng hàng những đợt oanh tạc của pháo binh.[116] Quân Triều Tiên xác định thêm 5 tàu Nhật vào buổi tối, và diệt được 4 chiếc.[116] Ngày hôm sau, quân Triều Tiên tiếp cận 13 tàu Nhật tại Jeokjinpo theo tin tức tình báo.[116] Tình hình cũng diễn ra tương tự như tại Okpo, hạm đội Triều Tiên tiêu diệt 11 tàu Nhật – kết thúc trận Ngọc Phố mà không mất một tàu nào.[116]

Bản sao thuyền con rùa tại Bảo tàng Chiến tranh (Seoul).

Trận Tứ Xuyên và thuyền con rùa

Khoảng 3 tuần sau trận Ngọc Phố [117], Lý Thuấn Thần và Nguyên Quân cùng 26 tàu (23 của Lý) tiến đến vịnh Tứ Xuyên khi nhận được tin tình báo về sự hiện diện của quân Nhật.[118] Lý Thuấn Thần đã bỏ lại đằng sau những thuyền đánh cá của mình vốn tạo nên phần lớn hạm đội của ông để đóng các thuyền con rùa.[117]

Thuyền con rùa là thuyền theo thiết kế của Bản ốc thuyền với việc bỏ đi vị trí chỉ huy trên cao, thay đổi mép thuyền thành tàu cong, và thêm vào mái có phủ gai sắt (và các đĩa sắt sáu cạnh, vẫn đang được tranh luận).[119] Thành tàu bao gồm 36 nơi giấu đại bác, và các lỗ mở ở trên đại bác, qua đó thủy thủ đoàn có thể nhìn ra ngoài và bắn hỏa khí cá nhân của mình.[118] Thiết kế này cản được quân địch lên boong tàu cũng như nhắm bắn vào người bên trong.[119] Thuyền này cũng là thuyền chiến chạy nhanh nhất ở chiến trường Đông Á, vì nó có 2 buồm và 80 tay chèo thay thế nhau điểu khiển 16 mái chèo.[81] Không nhiều hơn 6 chiếc thuyền con rùa chiến đấu trong toàn bộ cuộc chiến, và vai trò quan trọng của chúng là thọc sâu vào hàng ngũ quân thù, tạo ra sự tàn phá bằng đại bác của mình, và tiêu diệt kỳ hạm địch.[81]

Ngày 8 tháng 7, 1592, hạm đội đến cảng Tứ Xuyên, nơi con triều đang rút cản hạm đội Triều Tiên tiến vào.[117] Do đó, Lý Thuấn Thần ra lệnh cho hạm đội giả vờ rút lui, chỉ huy quân Nhật quan sát thấy điều đó từ lều của ông từ một khối đá nhô lên khỏi mặt biển.[119] Khi đó quân Nhật nhanh chóng lên 12 tàu của mình và đuổi theo hạm đội Triều Tiên.[117] Thủy quân Triều Tiên phản kích, với thuyền con rùa đi đầu, và tiêu diệt được cả 12 tàu.[117] Lý Thuấn Thần bị đạn bắn trúng tay trái, nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.[117]

Trận Đường Phố

Ngày 10 tháng 7, 1592, hạm đội Triều Tiên lại phát hiện và tiêu diệt 21 thuyền Nhật, bỏ neo tại Đường Phố (唐浦) trong khi quân Nhật đột kích một thị trấn ven biển.[120]

Trận Đường Hạng Phố

Thủy quân Tả đạo Lý Ức Kỳ cùng với hạm đội của mình hội quân với Lý Thuấn Thần và Nguyên Quân, và tham gia tìm kiếm thuyền địch tại vùng biển Khánh Thượng.[120] Ngày 13 tháng 7, các vị tướng nhận được tin tình báo rằng một đội thuyền của Nhật bao gồm những chiếc chạy thoát từ trận Dangpo đang nghỉ ở vịnh Đường Hạng Phố.[120] Đi qua một vịnh hẹp, quân Triều Tiên trông thấy 26 thuyền địch trong vịnh.[120] Thuyền con rùa được sử dụng để xuyên thủng đội hình quân địch và đâm thẳng vào kỳ hạm địch, trong khi phần còn lại của hạm đội Triều Tiên ở phía sau.[121] Sau đó Lý Thuấn Thần ra lệnh giả vờ rút lui, vì quân Nhật có thể chạy lên đất liền khi ở trong vịnh.[121] Khi quân Nhật đuổi theo đủ xa, hạm đội Triều Tiên quay lại và bao vây hạm đội Nhật Bản, với thuyền con rùa lại một lần nữa đâm thẳng vào kỳ hạm địch. Quân Nhật không thể chống lại đại bác Triều Tiên. Chỉ 1 thuyền Nhật chạy thoát từ đường này, và nó cũng bị bắt và bị thuyền Triều Tiên thiêu hủy sáng hôm sau.

Thế trận hình cánh hạc của Lý Thuấn Thần, nổi tiếng khi sử dụng tại Trận đảo Nhàn Sơn.

Trận Yulpo

Ngày 15 tháng 7, hạm đội Triều Tiên tiến về phía Đông để trở về đảo Gadok, và chặn đường, tiêu diệt 7 tàu của Nhật đi ra từ cảng Yulpo.[121]

Trận đảo Nhàn Sơn

Bài chi tiết: Trận đảo Nhàn Sơn

Để đối phó với những thắng lợi của hải quân Triều Tiên, Toyotomi Hideyoshi gọi lại 3 đô đốc từ các hoạt động trên đất liền: Wakizaka Yasuharu, Kato Yoshiaki, và Kuki Yoshitaka.[121] Họ là những người duy nhất có trách nhiệm về hải quân trong toàn bộ đội quân xâm lược của Nhật Bản.[121] Tuy vậy, các viên Đô đốc này đến Phủ Sơn trước khi mệnh lệnh Hideyoshi ban đến 9 ngày, và tổ chức một hạm đội để đối phó với hải quân Triều Tiên.[121] Cuối cùng, Đô đốc Wakizaka hoàn thành việc chuẩn bị của mình, và việc háo hức lập công khiến ông phát động tấn công mà không chờ các vị Đô đốc kia chuẩn bị xong.[121]

Hạm đội thủy quân liên hợp Triều Tiên gồm 70 thuyền[122] dưới sự chỉ huy của Thủy quân Tả đạo Lý Thuấn Thần và Lý Ức Kỳ tiến hành cuộc hành quân tìm diệt vì binh lính Nhật trên đất liền đang tiến vào đạo Toàn La.[121] Đạo này là phần lãnh thổ duy nhất của Triều Tiên vẫn chưa bị đụng đến bởi hoạt động quân sự lớn, và là căn cứ của 3 vị Thủy quân Tả đạo và lực lượng hải quân duy nhất của Triều Tiên.[121] Các Thủy quân Tả đạo Triều Tiên thấy đây là cơ hội tốt nhất để tiêu diệt sự hỗ trợ từ hải quân của quân Nhật và giảm sự tác động của bộ binh địch.[121]

Ngày 13 tháng 8, 1592, hạm đội Triều Tiên khởi hành từ đảo Miruk tại Đường Phố nhận được tin tình báo địa phương về một hạm đội lớn của Nhật ở gần đó.[121] Sáng hôm sau, hạm đội Triều Tiên xác định hạm đội 82 thuyền Nhật Bản bỏ neo ở eo vịnh Gyeonnaeryang.[121] Vì eo biển hẹp và mối nguy hiểm từ đá ngầm, Lý Thuấn Thần mang 6 tàu chiến đến lừa 63 thuyền Nhật vào vùng biển rộng,[122] và hạm đội Nhật đuổi theo.[121] Ở đây, hạm đội Nhật Bản bị hạm đội Triều Tiên bao vây theo trận địa hình bán nguyệt tên gọi "cánh hạc" của Lý Thuấn Thần.[121] Với ít nhất 3 tàu con rùa (2 trong số đó mới hoàn thành) dẫn đầu trận đánh, hạm đội Triều Tiên bắn hàng loạt đại bác vào đội hình quân Nhật.[121] Sau đó, thuyền Triều Tiên loạn đả với thuyền Nhật, duy trì khoảng cách đủ xa để không cho quân Nhật tiếp cận boong tàu - Lý Thuấn Thần chỉ cho phép cận chiến khi đã làm thiệt hại nặng thuyền Nhật.[121] Trận đánh chấm dứt với thắng lợi của Triều Tiên, Nhật mất 59 thuyền – 47 chìm và 12 bị bắt.[123] Vài tù binh chiến tranh Triều Tiên được lính Triều Tiên giải thoát trong chiến đấu. Đô đốc Wakisaka chạy thoát nhờ kỳ hạm tốc độ cao của mình.[123] Khi tin về thất bại tại Hansando đến tại Toyotomi Hideyoshi, ông ra lệnh cho quân Nhật dừng mọi cuộc hành quân trên biển.[121]

Trận Angolpo

Ngày 16 tháng 8, 1592, Lý Thuấn Thần dẫn hạm đội của mình đến cảng Angolpo nơi 42 tàu của Nhật đang đậu.[121] Khi Lý Thuấn Thần giả vờ rút chạy, quân Nhật không đuổi theo; đáp lại, Lý Thuấn Thần ra lệnh cho thuyền Triều Tiền quay lại bắn phá thuyền Nhật.[121] Lo sợ rằng binh lính Nhật trút nỗi căm thù vào đầu nhân dân địa phương, Lý Thuấn Thần ra lệnh cho thuyền Triều Tiêu ngừng bắn với một ít thuyền địch còn lại.[121]

Dân quân Triều Tiên

Bài chi tiết: Uibyeong

(Nghĩa binh)

Từ đầu chiến tranh, người Triều Tiên đã tổ chức các đội dân quân gọi là "Nghĩa binh" (의병) để chống quân Nhật xâm lược.[124] Những nhóm chiến đấu này nổi lên ở khắp đất nước, và tham dự và các trận chiến, đánh du kích, bao vây, vận chuyển và xây dựng những gì cần thiết thời chiến.[125]

Có ba loại dân binh Triều Tiên chính trong chiến tranh: thứ nhất, những binh lính Triều Tiên chính quy sống sót sau trận đánh và không có chỉ huy; thứ hai, "nghĩa binh" (Uibyeong trong tiếng Triều Triên) bao gồm các quý tộc lưỡng ban và dân thường yêu nước; và thứ ba là các nhà sư( do Tây Sơn Đại Sư lãnh đạo).[125]

Trong cuộc xâm lược lần thứ nhất, đạo Toàn La là nơi vùng duy nhất trên bán đảo Triều Tiên không bị đụng đến.[125] Thêm vào các cuộc tuần canh thành công trên biển của Lý Thuấn Thần, sự tuyên truyền tích cực tự nguyện gây sức ép với binh lính Nhật để họ tránh tỉnh này.[125]

Chiến dịch của Quách Tái Hữu dọc sông Lạc Đông

Quách Tái Hữu (郭再祐) là một lãnh đạo nổi tiếng của phong trào dân quân Triều Tiên, và ông được chấp nhận rộng rãi là người đầu tiên thành lập đội kháng chiến chống quân Nhật xâm lược.[126] Ông là địa chủ ở thị trấn Nghi Ninh nằm bên bờ sông Nam ở đạo Khánh Thượng. Khi lính chính quy Triều Tiên từ bỏ thị trấn [125] và cuộc tấn công dường như sắp xảy đến, Quách Tái Hữu tổ chức một đạo quân gồm 50 trai tráng trong thị trấn; tuy vậy, cánh quân thứ 3 đến từ Xương Nguyên đi thẳng tới Thượng Châu.[126] Khi Quách lấy kho đụn bị bỏ lại của triều đình để cung cấp cho quân đội mình, Tổng đốc đạo Khánh Thượng Kim Su gọi đội quân của Quách là phản tặc, và ra lệnh cho nó giải tán.[126] Khi viên tướng yêu cầu các địa chủ khác giúp đỡ, và gửi lời yêu cầu khẩn khoản thẳng đến vua Tuyên Tổ, viên Tổng đốc gửi binh chống lại Quách, bất chấp việc đã có đủ rắc rối với quân Nhật.[126] Tuy vậy, một viên quan từ kinh đô sau đó tới nơi và trưng binh tại tỉnh này, và, vì viên quan này sống ở gần đó và thực ra cũng biết ông, ông cứu Quách Tái Hữu khỏi phiền phức với viên Tổng đốc.[126]

Quách Tái Hữu cho quân đánh du kích dưới sự che chở của những đám sậy cao ở nơi hợp lưu hai con sông Lạc Đông và sông Nam.[126] Chiến thuật này ngăn cản quân Nhật dễ dàng tiếp cận đạo Toàn La nơi Lý Thuấn Thần và hạm đội của ông đang đóng.[126]

Trận Nghi Ninh/Thanh Tân

Cánh quân thứ 6 dưới sự chỉ huy của Kobayakawa Takakage có nhiệm vụ chiếm Toàn La.[126] Cánh quân thứ 6 hành quân đến Thượng Châu qua con đường đã được quân Nhật thiết lập (cánh quân thứ ba ở phía trên), và cắt trái đến Cẩm Sơn ở đạo Trung Thanh, nơi Kobayakawa chiếm làm bàn đạp để tấn công tỉnh này.[126]

Ankokuji Ekei, từng là một nhà sư, trở thành tướng nhờ vai trò của ông trong cuộc thương thảo giữa Mōri Terumoto và Toyotomi Hideyoshi, dẫn các đơn vị của Cánh quân thứ 6 tấn công vào đạo Toàn La. Các đơn vị này bắt đầu hành quân đến Nghi Ninh tại Xương Nguyên, và đến sông Nam.[126] Thám báo của Ankokuji dựng cọc đo độ sâu của con sông để toàn bộ đội quân có thể vượt qua; ban đêm, dân quân Triều Tiên chuyển cọc này sang các đoạn sông sâu hơn.[126] Khi quân Nhật bắt đầu vượt sông, dân quân của Quách Tái Hữu phục kích họ, khiến quân Nhật thiệt hại nặng.[126] Cuối cùng, để tiến vào đạo Toàn La, lính của Ankokuji phải thử đi lên phía Bắc xung quanh các vùng chưa chiếm được và trong vòng an ninh của các đồn lũy Nhật Bản.[126] Tại Kaenyong, mục tiêu của Ankokuji đổi thành Cao Sưởng, chiếm được với sự trợ giúp của Kobayakawa Takakage.[126] Tuy vậy, toàn bộ chiến dịch Toàn La sau đó bị hủy bỏ khi Kim Myeon và đội du kích của ông phục kích thành công binh lính của Ankokuji bằng cách bắn tên từ các vị trí ẩn trong dãy núi.[126]

Liên quân Toàn La và Trận Long Nhân

Khi quân Nhật đang tiến tới Hán Thành,Lý Quang (李洸), Tổng đốc đạo Toàn La, cố ngăn bước tiến của quân Nhật bằng cách đưa quân của mình tiến đến kinh đô.[127] Khi nghe tin kinh đô đã bị chiếm, viên tổng đốc rút quân.[127] Tuy vậy, với quân đội lên tới 50.000 lính cộng thêm vài lực lượng tình nguyện, Yi Kwang và những chỉ huy không chính quy cân nhắc lại mục tiêu chiếm lại Hán Thành, và dẫn liên quân lên phía Bắc Thủy Nguyên, cách Hán Thành 42 cây số về phía Nam.[127][128] Ngày 4 tháng 6, đội quân tiên phong 1.900 lính cố chiếm ngôi thành gần đó tại Long Nhân, nhưng 600 lính phòng thủ Nhật của Đô đốc Wakizaka Yasuharu tránh chạm tránh với quân Triều Tiên cho đến ngày 5 tháng 6, khi đại quân Nhật đến giải vây cho thành.[127][129] Quân Nhật phản kích liên quân Toàn La thành công, buộc quân Triều Tiên phải bỏ vũ khí rút chạy.[127]

Chiến dịch Cẩm Sơn lần thứ nhất

Trong lúc Tướng Kwak huy động quân tình nguyện ở đạo Khánh Thượng, Go Gyeong-myeong ở đạo Toàn La lập một đội quân tình nguyện 6.000 người.[127] Sau đó, Go cố kết hợp lực lượng của mình với một nhóm dân quân khác ở đạo Trung Thanh, nhưng khi băng qua đường biên của tỉnh, ông được tin Cánh quân thứ sáu của Kobayakawa Takakage đã phát động một cuộc tấn công vào Toàn Châu, thủ phủ đạo Toàn La từ sơn thành tại Cẩm Sơn. Go trở về vùng đất của mình.[127] Sau khi gia nhập lực lượng của tướng Gwak Yong, Go dẫn binh lính của mình đến Cẩm Sơn.[127] Ở đó, ngày 10 tháng 7, ông tình nguyện chặn đánh quân Nhật rút lui đến Cẩm Sơn sau khi bại trận tại Trận Ichi hai ngày trước đó [130]

Trận Hạnh Châu

Bài chi tiết: Trận Hạnh Châu

Quân xâm lược Nhật tiến vào tỉnh Jeolla bị tướng quân Quyền Lật (權慄) đẩy lùi và đạp tan trên những sườn đồi ở Ichiryeong, nơi quân Triều Tiên ít ỏi hơn chiến đấu với số lượng quân Nhật hơn hẳn nhưng vẫn giành được chiến thắng. Quyền Lật nhanh chóng tiến lên phía Bắc, chiếm lại Thủy Nguyên và sau đó quay xuống phía Nam xuống Hạnh Châu, ở đó ông đợi quân tiếp viện Trung Quốc. Sau khi nhận được tin quân Triều Tiên bị tiêu diệt tại Byeokje, Quyền Lật quyết định củng cố bố phòng tại Hạnh Châu.

Sau chiến thắng tại Byeokje, Katō và đội quân 30.000 người của ông tiến xuống phía Nam Hán Thành để tấn công Hạnh Châu, một sơn thành lớn nhìn xuống vùng đất xung quanh. Đội quân vài ngàn người của Quyền Lật đợi quân Nhật ở đây. Kato tin rằng đội quân đông đảo của mình sẽ tiêu diệt người Triều Tiên và sau đó ra lệnh cho lính Nhật đơn giản tiến lên những sườn đồi dốc đứng ở Haengju với rất ít chuẩn bị. Quyền Lật trả lời quân Nhật với mưa lửa từ các công sự có sử dụng hỏa xa, đá, súng cầm tay, và tên. Sau 9 cuộc tấn công và thương vong 10.000 người, Kato đốt cháy các xác chết và cuối cùng rút quân.

Trận Hạnh Châu là chiến thắng quan trọng của quân Triều Tiên, nâng cao sí khí quân đội Triều tiên. Trận đánh ngày nay được coi là một trong 3 chiến thắng quyết định nhất của quân Triều Tiên; Trận Hạnh Châu, Cuộc vây hãm Tấn Châu (1592), và Trận đảo Nhàn Sơn.

Ngày nay, khu vực Hạnh Châu có một đài kỷ niệm để vinh danh Quyền Lật.

Cuộc vây hãm Tấn Châu

Tấn Châu (Jinju, 진주) là tòa thành lớn bảo vệ đạo Toàn La. Chỉ huy quân Nhật biết rằng chiếm được Tấn Châu nghĩa là toàn bộ đạo Toàn La thất thủ. Do đó, một đội quân lớn dưới quyền chỉ huy của Hosokawa Tadaoki hân hoan tiến đến Tấn Châu. Tấn Châu do tướng Kim Thời Mẫn (金時敏, 김시민) trấn giữ, đây là một trong ba vị tướng tài của Triều Tiên, chỉ huy 3.000 lính giữ thành. Kim gần đây đã có được 200 súng hỏa mai, cân bằng sức mạnh hỏa lực với quân Nhật. Với sự trợ giúp của súng hỏa mai, đại bác, và súng cối, Kim và quân Triều Tiên có thể đẩy lùi được quân Nhật khỏi đạo Toàn La. Hosokawa mất hơn 30.000 quân. Trận đánh tại Tấn Châu được coi là một trong những thắng lợi quân sự lớn nhất của Triều Tiên vì nó đã cản được quân Nhật tiến vào Toàn La.

Sự can thiệp của nhà Minh Trung Quốc

Minh Thần Tông và các quan lại của ông đáp lại lời thỉnh cầu trợ giúp từ Triều Tiên Tuyên Tổ bằng cách gửi đi một đội quân không tương xứng với chỉ 55.000 lính.[131]

Kết quả là, Minh Thần Tông gửi một đội quân lớn vào tháng 1 năm 1593 dưới sự chỉ huy của hai vị tướng, Tống Ứng XươngLý Như Tùng, trong đó Lý Như Tùng có tổ tiên là người Triều Tiên/Nữ Chân. Đội cứu binh có khoảng 100.000 người, tạo thành từ 42.000 quân từ năm quận phía Bắc và 3.000 lính giỏi sử dụng hỏa khí từ phía Nam Trung Quốc.

Tháng 1 năm 1593, đại quân Trung Quốc gặp một nhóm dân quân Triều Tiên ở ngoại thành Bình Nhưỡng. Bằng chiếu chỉ của Triều Tiên Tuyên Tổ, tướng quân nhà Minh Lý Như Tùng được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh quân đội Triều Tiên. Lý Như Tùng sau đó dẫn đầu liên quân chiến thắng trong Cuộc vây hãm Bình Nhưỡng (1593) đẫm máu và đẩy lui quân Nhật về phía Đông. Quá tự tin với thành công bước đầu của mình, Lý Như Tùng tự mình dẫn 5.000 kỵ binh đuổi theo, cùng với một đạo quân nhỏ của Triều Tiên, nhưng bị đội hình gần 40.000 quân Nhật phục kích gần Bích Đề quán. Lý Như Tùng chạy thoát khi 5.000 quân đến giải vây và quân Nhật chính thức rút khỏi Bình Nhưỡng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Nhật_Bản-Triều_Tiên_(1592-1598) http://www.britannica.com/eb/article-9070532/Suwon http://find.galegroup.com/itx/infomark.do?&content... http://books.google.com/books?id=rnNnOxvm3ZwC&pg=P... http://times.hankooki.com/lpage/biz/200607/kt20060... http://www.japan-101.com/history/toyotomi_hideyosh... http://www.japan-guide.com/e/e2123.html http://www.vanhoahoc.com/site/index.php?option=com... http://kr.dic.yahoo.com/search/enc/result.html?p=%... http://sjeas.skku.edu/upload/200701/177-206.PDF http://www.wsu.edu/~dee/TOKJAPAN/TOYOTOMI.HTM